spot_img
Chủ Nhật, Tháng Bảy 14, 2024
spot_img
Trang chủKinh nghiệm xây dựngThi công nhanh fast tracking - điểm sáng của ngành xây dựng

Thi công nhanh fast tracking – điểm sáng của ngành xây dựng

-

Tại Việt Nam, nhiều công trình lớn đã được triển khai theo phương pháp thi công nhanh – fast tracking, ví dụ như VinFast tại Hải Phòng, nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất, nhà máy Lego tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư lên tới 1.000.000.000 USD

Fast tracking – xu thế thi công của ngành xây dựng

Fast tracking là một phương pháp quản lý dự án giúp đẩy nhanh tiến độ, bằng cách thực hiện song song các giai đoạn khác nhau thay vì tuần tự. Trong xây dựng, fast tracking còn được gọi là phương pháp thi công fast-track; các công việc thiết kế, thi công và nghiệm thu sẽ được thực hiện song song nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình. Theo quy trình fast tracking, nhà thầu sẽ nhận thông tin về tổng tải trọng và khung cơ bản của công trình để bắt đầu thiết kế, sau đó sẽ bắt đầu thi công ngay khi các bản vẽ kỹ thuật đã sẵn sàng và giấy phép xây dựng được thông qua.

Việc kết hợp thiết kế và xây dựng một cách khéo léo giúp rút ngắn tối đa thời gian thi công, đôi khi nhà thầu có thể thi công sớm hơn từ 6 tháng đến 1 năm. Ví dụ, chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu bắt đầu xây phần móng và các tầng trước khi nhiều chi tiết trong bản vẽ kiến trúc, kết cấu, cơ khí được hoàn thiện.

Tại Việt Nam, nhiều công trình lớn đã được triển khai theo mô hình fast tracking, ví dụ như VinFast tại Hải Phòng, nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất, nhà máy Lego tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư lên tới 1.000.000.000 USD. Bên cạnh đó, các công trình dân dụng như Vinhomes Central Park, Landmark 81 và Vinhomes Smart City cũng áp dụng phương pháp này để đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Vinfast Hải Phòng được xây dựng bằng phương pháp thi công nhanh fast tracking

Vinfast Hải Phòng được xây dựng bằng phương phápthi công nhanh fast tracking

Phương phápthi công nhanh với nhiều ưu điểm nổi trội

Đối với nhà đầu tư, việc hoàn thiện dự án nhanh chóng đảm bảo tiến độ, giúp các công trình sớm đi vào sử dụng và tạo ra doanh thu nhanh chóng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng công trình, bao gồm chi phí thuê đất, phí nhân sự và phí quản lý dự án. Ngoài ra, fast tracking còn giúp nhà đầu tư tránh khỏi rủi ro do lạm phát gây ra, các chi phí liên quan đến vật liệu và nhân công cũng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả trên thị trường.

Đối với nhà thầu, phương pháp fast tracking giúp giảm rủi ro tài chính, tạo ra nguồn doanh thu ổn định và tránh được các rủi ro từ lạm phát vật tư và nguyên vật liệu khi tiến độ dự án bị kéo dài. Việc hoàn thành các hạng mục công việc theo đúng kế hoạch giúp nhà thầu giảm thiểu nợ xấu, đảm bảo dòng tiền luôn được duy trì ổn định. Thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng trở nên minh bạch và rõ ràng hơn khi được xét theo khối lượng công trình thực tế, tránh rủi ro do sót khối lượng hoặc tính thiếu đầu việc.

Tòa nhà Landmark 81 được xây dựng theo phương pháp thi công nhanh fast tracking

Tòa nhà Landmark 81 được xây dựng theo phương phápthi công nhanh fast tracking

Đòi hỏi vốn ngân sách lớn, nhà thầu có tâm và có “tầm”

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp thi công nhanh fast tracking, đòi hỏi chủ đầu tư phải có ngân sách lớn và dòng tiền mạnh để đáp ứng các yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Đây là một thách thức không nhỏ, đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn, sự thiếu hụt tài chính có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tiến độ và chất lượng.

Thi công nhanh đồng nghĩa với việc các công việc sẽ diễn ra chồng chéo và phức tạp hơn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự quản lý và điều phối chặt chẽ. Đây là một trong những thách thức lớn của phương phápthi công nhanh fast tracking, vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc điều phối có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ dự án.

Nhà máy Lego tại Việt Nam áp dụng phương pháp thi công fast-track với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD

Nhà máy Lego tại Việt Nam áp dụng phương phápthi công fast-track với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD

Bên cạnh đó, rủi ro lớn nhất của phương pháp này là có thể xảy ra lỗi thiết kế do quá trình thiết kế và thi công diễn ra đồng thời. Điều này đòi hỏi nhà thầu phải có chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú và khả năng linh hoạt trong việc đưa ra các giải pháp xử lý cho từng vấn đề xảy ra trong quá trình thi công. Các bản vẽ thường xuyên được cập nhật và bất kỳ sai lầm nào trong thiết kế – thi công đều có thể khiến ngân sách gia tăng so với dự tính ban đầu, tạo ra áp lực lớn về tài chính.

Phương phápthi công fast-track không chỉ yêu cầu chủ đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh mẽ mà còn đòi hỏi các nhà thầu phải có tâm và có “tầm”, có khả năng quản lý và triển khai dự án một cách hiệu quả nhất. Chỉ khi có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa chủ đầu tư và nhà thầu, các dự án xây dựng mới có thể thành công và đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về tiến độ và chất lượng.

Tin liên quan

Tin mới