spot_img
Thứ Năm, Tháng Bảy 11, 2024
spot_img
Trang chủTin tức xã hộiQuản lý và tái chế chất thải sản xuất: mối lo ngại...

Quản lý và tái chế chất thải sản xuất: mối lo ngại của ngành công nghiệp hiện nay

-

Hiện nay, cả nước có 296 KCN đang hoạt động, trong đó có 271 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng yêu cầu của nhà nước. Tuy nhiên một số KCN, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy xả thẳngchất thải sản xuất ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dân.

Hệ thống quản lýchất thải sản xuất tại nhiều nhà máy còn hạn chế

Hiện nay, Việt Nam có 296 KCN đang hoạt động, trong đó có 271 KCN đang vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng yêu cầu của nhà nước. Tuy nhiên, một số KCN và cụm công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều nhà máy khi đi vào vận hành không tuân thủ quy trình xử lý nước thải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, hệ thốngquản lý chất thải sản xuất của nhiều nhà máy đã xuống cấp, công nghệ lạc hậu, nhiều chất thải rắn không được xử lý, việc tái chế chất thải sản xuất cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bảo Minh – Nam Định

Ngoài ra, tình trạng xả thẳngchất thải sản xuất ra môi trường vẫn đang tái diễn. Một ví dụ cụ thể vào đầu năm 2024, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sinh Lộc tại Quảng Ngãi bị phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải trực tiếp theo đường thoát nước mưa không qua xử lý, với chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, năm 2016, công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển không qua xử lý đúng cách, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Formosa bồi thường 500 triệu USD và tiến hành các biện pháp cải thiện hệ thống xử lý chất thải.

Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển không qua xử lý, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung

Quản lý chất thải công nghiệp kém hiệu quả dẫn đến rủi ro khôn lường

Tác động đến môi trường

Chất thải công nghiệp thường chứa các chất độc hại và kim loại nặng khi chôn lấp, không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm các mạch nước ngầm, sông hồ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn gây nguy hại cho con người khi sử dụng nguồn nước này. Bên cạnh đó, khí thải từ các nhà máy có thể chứa các chất như SO2, NOx, bụi mịn… dễ gây ra các bệnh về tim mạch và hô hấp cho con người. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy thép, xi măng và các ngành công nghiệp nặng khác là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại nhiều khu vực công nghiệp. Ngoài ra, các chất thải sản xuất bị chôn lấp, xả thẳng ra môi trường có thể làm ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và gián tiếp gây hại cho con người qua chuỗi thức ăn.

Khí thải từ nhà máy nhiệt điện than

Ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người

Tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại trongchất thải sản xuất công nghiệp có thể gây ra các bệnh lý như ung thư, bệnh hô hấp và các bệnh về da. Ví dụ, vụ việc Formosa Hà Tĩnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành ngư nghiệp, du lịch và sức khỏe cộng đồng. Người dân địa phương bị mất nguồn thu nhập và phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe do ăn phải cá bị nhiễm độc. Hay vụ việc công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng bị phát hiện xả thải các chất gây ô nhiễm trực tiếp vào sông Hồng mà không qua xử lý đầy đủ, dẫn đến nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng, nhiều loài thủy sản bị chết, nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải công nghiệp

Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ Môi Trường 2020 mới, bao gồm các quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường và xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu các đơn vị sản xuất phải đáp ứng đầy đủ mới được đi vào vận hành. Nhà đầu tư cần thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt chuẩn. Doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý chất thải của nhà máy, tận dụng cácchất thải sản xuất có thể tái chế và đưa ra các giải pháp xử lý an toàn.

Việc quản lýchất thải sản xuất công nghiệp không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn cần sự hợp tác chặt chẽ từ phía các doanh nghiệp. Chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường mới có thể được kiểm soát và cải thiện, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống cho các thế hệ tương lai.

Xem thêm : 3 điều quan trọng cần lưu ý khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới