FDI thực hiện đạt mức cao
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của các ngành hấp dẫn FDI VN trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài. BĐS Khu CN sẽ hưởng lợi.
Xuất nhập khẩu giảm tốc
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước tính đạt 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4%. Đáng chú ý, so với tháng trước, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục ghi nhận giảm, lần lượt ở mức 7,39% và 6,57%. Giá cả hàng hóa tăng mạnh, lạm phát neo cao ở các quốc gia là đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam (như Mỹ, EU) là yếu tố chính khiến giá trị xuất khẩu giảm mạnh theo tháng (2,4 tỷ USD). Các DN có doanh thu xuất khẩu lớn cần phải xem xét thêm các tháng tiếp theo để đánh giá tác động.
CPI trong tầm kiểm soát
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 chỉ tăng 0,4% so với tháng trước, bình quân 7 tháng tăng 2,54%. Áp lực lạm phát hạ nhiệt, giúp NHNN giảm bớt áp lực trong điều hành đặc biệt là nới room tín dụng trong thời gian tới.
Bán lẻ tiếp tục hồi phục trên mức nền thấp
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 42,6%. Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Ngành bán lẻ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao trong quý 3 khi cùng kỳ ảnh hưởng bởi dịch. Điều này sẽ hỗ trợ cho các DN trong ngành.
Yếu tố hỗ trợ thị trường:
– Giá cả hàng hoá hạ nhiệt (giá dầu, phân bón, sắt thép…). Điều này sẽ giúp giảm bớt lạm phát kỳ vọng và dòng tiền có cơ hội quay lại
– Giải ngân đầu tư công đẩy mạnh trong thời gian tới khi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt
– Thị trường ngoại hối bớt áp lực khi tỷ giá hạ nhiệt nhờ NHNN mạnh tay bán 13 tỷ USD đáp ứng nhu cầu và chênh lệch lãi suất VND và USD quay về trạng thái có lợi cho nội tệ
– Thị trường quốc tế hồi phục sau khi các thông tin về tăng lãi suất, tăng trưởng Gdp Mỹ tiếp tục suy giảm đã được chiết khấu vào giá
– Thanh khoản gia tăng so với tháng trước, các dòng luân phiên tăng điểm
– Khối ngoại mua ròng trở lại 1440 tỷ trong tuần qua khi tháng 7 bán ròng hơn 400 tỷ
– Rút ngắn thời gian giao dịch vào cuối tháng 8
Rủi ro:
– Áp lực lạm phát và tăng trưởng chậm lại ở các quốc gia là thị trường xuất khẩu chính của VN, khiến xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng
– Thị trường việc làm tại Mỹ tiếp tục ghi nhận mức tích cực và tiền lương tăng mạnh làm dấy lên lo ngại FED vẫn sẽ mạnh tay thắt chặt tiền tệ kìm chế lạm phát
– Báo cáo lạm phát tháng 7 của Mỹ
– Rủi ro chính trị Mỹ – TQ sau vụ Đài Loan
– Lượng trái phiếu DN đến hạn trong quý 3 lớn gây khó khăn cho dòng tiền tham gia mạnh vào thị trường