Fast tracking và crashing là 2 kỹ thuật thi công rút gọn được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu áp dụng nhằm rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ thi công của dự án. Tuy nhiên, mỗi kỹ thuật lại có ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi chủ đầu tư cần nắm rõ để chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Fast tracking và crashing –Kỹ thuật thi công rút gọn của nhiều công trình lớn
Để rút ngắn thời gian thi công và đảm bảo tiến độ, hai kỹ thuật thi công rút gọn thường được áp dụng là fast tracking và crashing. Cả hai phương pháp này đều có mục đích chung là hoàn thành dự án trong thời gian ngắn nhất có thể, nhưng cách tiếp cận và ưu nhược điểm của chúng lại khác nhau.
Thi công fast tracking là gì?
Fast tracking hay thi công fast-track là một phương pháp thi công nhanh, trong đó quá trình thiết kế, thi công và nghiệm thu được thực hiện song song thay vì tuần tự. Mục đích của fast tracking là rút ngắn thời gian hoàn thành dự án bằng cách tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên và thời gian.
Thi công Crashing là gì?
Crashing là phương pháp thi công trung vào việc tăng cường nguồn lực cho các hạng mục quan trọng để rút ngắn thời gian hoàn thành như: thuê thêm nhân công, tăng giờ làm việc hoặc sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại hơn…
Ưu nhược điểm của thi công fast tracking và crashing
Ưu điểm
Thi công Fast tracking | Thi công Crashing |
|
|
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình áp dụng kỹ thuật thi công rút gọn fast tracking và đạt được những thành công đáng kể. Landmark 81 là một ví dụ nổi bật, với tổng diện tích sàn lên tới 115.000 m², 90.000 m² hầm và móng sâu 75m, công trình này sử dụng hơn 100.000 m³ bê tông cùng 80.000 tấn thép. Đáng chú ý, dự án đã hoàn tất chỉ trong vòng hơn một năm, trở thành tòa tháp xây nhanh nhất thế giới với tốc độ hoàn thiện 1 sàn chỉ mất 3,5 ngày.
Tòa Landmark 81 được áp dụngkỹ thuật thi công rút gọn fast track
Tương tự, nhà máy Vinfast Hải Phòng với diện tích hơn 500.000 m² cũng là một minh chứng cho hiệu quả của fast tracking, khi hoàn thành chỉ trong 18 tháng. Những công trình này cho thấy fast tracking không chỉ giúp rút ngắn thời gian thi công mà còn đảm bảo chất lượng và tiến độ, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho chủ đầu tư.
Nhược điểm
Fast tracking và crashing giúp chủ đầu tư rút ngắn thời gian thi công hiệu quả, tuy nhiên cả 2 kỹ thuật thi công rút gọn này đều có những nhược điểm nhất định mà chủ đầu tư và nhà thầu cần nắm rõ để tránh sai sót, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho công trình.
Thi công Fast track | Thi công Crashing |
|
|
Nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất áp dụng phương pháp thi công nhanh fast track
Fast tracking hay crashing chủ đầu tư nên chọn phương pháp thi công nào?
Việc lựa chọn phương pháp thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tiến độ dự án, ngân sách, khả năng chấp nhận rủi ro, khả năng phối hợp của các bên liên quan… Thông thường, fast tracking thích hợp cho các dự án cần hoàn thành nhanh chóng và có thể chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Điều này thường thấy ở các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu đường, sân bay hoặc các tòa nhà thương mại lớn. Các dự án này yêu cầu tiến độ nhanh để mang lại lợi thế kinh tế hoặc chiến lược lớn cho chủ đầu tư.
Ngược lại, crashing phù hợp với các dự án có ngân sách linh hoạt, có quy mô nhỏ, cần hoàn thành gấp rút các hạng mục cụ thể. Tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng, fast tracking thường được ưu tiên lựa chọn hơn crashing vì phương pháp này không liên quan đến tài nguyên cũng như chi phí bổ sung, ảnh hưởng đến ngân sách của dự án.